Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên, diện tích, lịch sử truyền thống văn hóa, các di tích danh thắng trên địa bàn xã Hùng Việt

           Hùng Việt là 01 xã vùng III, cách trung tâm huyện Tràng Định 12 km, theo Quốc lộ 4A. Có tổng diện tích tự nhiên 3.138.7 ha.  phía Bắc giáp xã Kháng Chiến, phía đông giáp với xã Quốc Việt, phía Tây Bắc giáp với xã Hùng Sơn, phía Nam giáp với huyện Văn Lãng.

          Xã 07 thôn bản với 402 hộ, với 1.855 nhân có 6 dân tộc Tày, nùng, kinh, dao, sán chỉ, mường chung sống đoàn kết trên 7 thôn bản. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, có mức thu nhập thấp không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

TK 1
                                                          Cảnh đẹp thủy điện Thác Xăng
TK 4
                                                             Cánh đồng lúa Hát Khòn

        Hùng Việt có truyền thống trong phong trào thi đua yêu nước, quân và dân xã Hùng việt đã hăng hái tham gia các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ...Nhiều người con của quê hương Hùng Việt đã anh dũng hy sinh trên các mặt trận Điện Biên phủ, chiến trường Miền Nam, Biên giới phía Bắc, sự hy sinh ấy đã giành lại Độc lập tự do, hạnh phúc cho chúng ta, công lao to lớn của các anh đã được ghi lại trong các sử sách lịch sử. 

Tk 6
                                                      Cầu phao dân sinh bắc qua sông Kỳ Cùng

            Xã Hùng Việt có địa hình bán sơn địa, vừa có vùng cánh đồng, vừa có núi cao, rừng sâu hiểm trở. Trong đó có núi Khau Tét có độ cao 634 m, thuận lợi cho cách mạng hoạt động trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với độ cao là vị trí quan sát chiến lược cho các trận đánh trên đoạn đường quốc lộ từ Kéo Đẩy giáp xã Kháng Chiến qua Đèo Khách, Hát Khòn đến xã Tân Việt, huyện Văn Lãng. Đồi Khau Tét còn là lá chắn an toàn, bí mật cho hoạt động cách mạng, cho Bộ đội, Du kích chuẩn bị cho các trận đánh quân Pháp và rút lui về hậu cứ an toàn... nơi đảm bảo bí mật để xây dựng kho lương thực, kho đạn, trạm y tế phục vụ kháng chiến chống Pháp. Hùng Việt là địa bàn có địa thế núi, sông rất thuận lợi cho phát triển cách mạng.

Địa bàn xã Hùng Việt, nơi có hai con sông Văn Mịch và sông Kỳ Cùng gặp nhau, làm chia cắt địa bàn thành ba khu riêng biệt. Sông Kỳ Cùng chảy qua xã Hùng việt bắt đầu qua thôn Hát Khòn, thôn Đèo Khách, thôn Phạc Giàng, thôn Pác Cáp rồi chảy qua xã Hùng Sơn, qua xã Kháng Chiến. Việc đi lại của nhân dân chủ yếu bằng bè mảng, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, có mức thu nhấp thấp, không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

 Về truyền thống văn hóa, hiện nay còn lưu giữ được các phong tục tập quán từ thời xưa  để lại như hát sli, hát lượn, múa trầu…. Ngoài ra xã cũng bảo tồn và phát triển Lễ hội truyền thống của địa phương đó là Lễ hội Bản Tét, Pác Cáp ( thôn Đoàn Kết), Bản Nhàn, được tổ chức vào ngày mùng 4, mùng 8, 28 tháng Giêng hằng năm, thu hút được nhiều du khách thập phương đến tham quan, trẩy hội. Sự tích của Lễ hội này là thờ Thành hoàng, nhân dân đến làm lễ cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng được tươi tốt, bội thu.

HV
                                                                 Bia chiến thắng Đồn Đèo Khách

          Dọc đường số 4, trên địa bàn xã có di tích bia lich sử  Dồn Đèo Khách, ghi nhận quân dân Hùng Việt, phối hợp đánh thắng giặc Pháp tại đồn Đèo Khách. Hiên nay được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn xây dựng bia chiến thắng, khu di tích nằm cạnh đường Quốc lộ số 4, nơi đây đã gắn liền với chiến tích lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược, trong chiến tranh biên giới Thu - Đông năm 1950.

                                                                                         Nguyenhang

          

 

About